Vòng tránh thai nội tiết chị em nên biết
Từ lâu tránh thai
bằng dụng cụ tử cung (DCTC) đã trở nên rất phổ biến. Rất nhiều loại
DCTC được tạo ra nhằm mục đích tăng hiệu quả tránh thai, và làm giảm tối
thiểu những tác dụng phụ cho những phụ nữ chọn phương pháp tránh thai
bằng DCTC.
Những hiệu quả của Mirena
Một số tác dụng khác của Mirena
Ngừa thiếu máu vì làm giảm số ngày hành kinh.
Giảm triệu chứng đau dụng kinh.
Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung.
Giảm nguy cơ thai ngoài tử cung.
Không ảnh hưởng lên trọng lượng cơ thể.
Đối tượng sử dụng Mirena
Những phụ nữ muốn tránh thai lâu dài có thể phục hồi.
Rong kinh, cường kinh, thống kinh liên quan rối loạn nội tiết, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
Liệu pháp hormon thay thế trong những trường hợp phụ nữ mãn kinh không thể dung nạp progestin đường uống.
Thời hạn sử dụng: 5 năm.
Những trường hợp chống chỉ định:
Ung thư vú.
Có thai.
Viêm nhiễm vùng chậu cấp tính.
Nhiễm khuẩn sau hút thai, sau sẩy thai.
Nhiễm khuẩn hậu sản.
Rong huyết chưa chẩn đoán được nguyên nhân.
Những bất lợi khi sử dụng Mirena
Thời điểm đặt và theo dõi sau khi đặt Mirena
Trong vòng 7 ngày đầu tiên của kỳ kinh.
Có thể đặt vào thời điểm khác của chu kỳ nếu chắc chắn không có thai.
Ngay sau khi hút thai.
Muốn đổi phương pháp ngừa thai khi đang sử dụng một biện pháp tránh thai lâu dài khác.
Sau sanh 6 tuần, trường hợp nếu chưa có kinh thì cần chắc chắn không có thai.
Vế vấn đề có thai trở lại sau khi ngưng sử dụng vòng Mirena
Mỗi
một phương pháp tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm. Tùy vào
mức độ ảnh hưởng trên từng đối tượng sử dụng như thế nào mà người sử
dụng có thể chấp nhận và tiếp tục sử dụng hay không.
Hiện
nay, đã có vòng tránh thai thế hệ mới -MIRENA- là một loại vòng chứa
nội tiết. Đây là loại vòng được biết đến với nhiều ưu điểm, đã làm phong
phú cho các phụ nữ khi chọn lựa phương pháp tránh hiện đại và hiệu quả
cao. Ngoài tác dụng tránh thai, MIRENA còn được sử dụng như là phương
pháp điều trị duy trì đối với những trường hợp rong kinh rong huyết,
cường kinh, bảo vệ nội mạc tử cung...
Sơ lược về hình dáng và cấu tạo của MIRENA
Mirena
có dạng hình chữ T được cấu tạo bởi nhựa dẻo thấm Sulfate Barium, tạo
ra hình ảnh cản quang, vì vậy có thể nhận biết sự hiện diện của vòng
trên siêu âm và X quang. Chiều dài của vòng 32mm, tận cùng của khung T
là vòng nhỏ có gắn sợi dây polyethylene. Nguồn dự trữ steroid chứa trong
ống hình trụ dài19mm bọc ở phía ngoài nhánh dọc chữ T, chứa 52mg
levonorgestrtrel (LNG) và được phủ bên ngoài bởi một lớp màng
polydimethylsiloxane. Lớp màng này có tác dụng điều chỉnh sự phóng
thích LNG trong buồng tử cung.
Tốc độ phóng thích ban đầu của LNG mỗi ngày vào buồng tử cung là 20µg, và sẽ giảm xuống khoảng 11µg/ ngày sau 5 năm.
- Trong ngừa thai
Hiệu
quả ngừa thai cao: tỷ lệ có thai trong năm đầu sử dụng là 0-0.2%, tỷ lệ
có thai tích luỹ trong 5 năm sử dụng là 0.5-1.1%, cho thấy hiệu quả
ngừa thai của Mirena đạt 99%. Mirena được đánh giá tương đương với triệt
sản nhưng lại có khả năng hồi phục chức năng sinh sản một cách nhanh
chóng.
Cơ
chế: Levonorgestrel có tác dụng làm cô đặc chất nhầy cổ tử cung, như
rào cản sự xâm nhập của tinh trùng, làm giảm tính di động của tinh
trùng, nhằm ngăn chặn quá trình thụ tinh. Ngoài ra, lớp nội mạc tử cung
mỏng đi sẽ không thích hợp cho sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Trong điều trị rong kinh, cường kinh
Rong
kinh là một trong những bệnh phụ khoa mà phụ nữ vô cùng lo lắng, gây
ảnh hưởng nhiều đến sinh họat hằng ngày, cũng như chất lượng cuộc sống
của các chị em phụ nữ bị giảm sút rất nhiều. Rong kinh nếu không chữa
trị có thể gây biến chứng như thiếu máu thiếu sắt, thống kinh, nhiễm
trùng cấp tính, vô sinh là biến chứng gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý
người bệnh.
Một
khi đã xác định có rối loạn về kinh nguyệt, thì các chị em nên được
khám chuyên khoa, nhằm xác định bệnh lý của mình và nguyên nhân do đâu.
Mục đích nhằm giúp cho việc điều trị có hiêu quả và nhanh chóng, tránh
những biến chứng đáng tiếc.
Mirena
ngoài tác dụng ngừa thai còn được coi như là một phương pháp điều trị
hiệu quả những trường hợp rong kinh cơ năng liên quan đến nội tiết, và
những trường hợp rong kinh do u xơ tử cung, hay lạc nội mạc tử cung.
Cơ
chế: sự phóng thích LNG trong khoang tử cung sẽ có tác dụng tại chỗ,
làm giảm sụ tăng sản của lớp nội mạc tử cung trong vòng 3-6 tháng đầu sử
dụng, điều này có tác dụng làm lượng máu và số ngày hành kinh một cách
đáng kể (lượng máu kinh giảm được 90%). Sau 3-4 tháng người sử dụng sẽ
có chu kỳ kinh không đều (lượng máu kinh giảm hơn 70%), có thể có hiện
tượng ra huyết rỉ rả. 20% phụ nữ sẽ có hiện tượng vô kinh trong 1 năm
đầu sử dụng, và con số này lên tới 60% nếu tính đến thời điểm sử dụng
là 5 năm.
Vì
Mirena thực chất cũng là một dụng cụ được đưa vào lòng tử cung nhẳm tạo
hiệu quả tránh thai nên Mirena cũng có những tai biến giống như đặt
những DCTC khác xảy ra ngay tại thời điểm dặt: co thắt và đau, thủng tử
cung (hiếm gặp). Một số trường hợp vòng nằm lệch vị trí hay tuột thấp.
Một
số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng vòng Mirena như: rối loạn kinh
nguyệt, tình trạng ra huyết rỉ rả kéo dài, nhức đầu, đau ngực, mụn
trứng cá. Tuy nhiên những triệu chứng khó chịu này chỉ thường gặp trong
những tháng đầu tiên và sẽ đa phần giảm dần theo thời gian sử dụng.
Phụ
nữ sau sanh và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng mirena ngừa thai, vì
không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ và sự phát triển của trẻ.
Đây
là điều mà người sử dụng rất quan tâm khi chọn biện pháp tránh thai có
tác dụng lâu dài này. Dựa trên những nghiên cứu người ta thấy rằng khả
năng mang thai cũng như chức năng buồng trứng của người sử dụng sẽ lập
tức hồi phục ngay sau khi tháo vòng.
Vòng tránh thai nội tiết là một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao và
lâu dài, đồng thời được sử dụng như là một phương pháp điểu trị duy trì
trong một sốtrường hợp. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này vẫn còn
khá cao, đối tượng sử dụng thường là những người có thu nhập cao. Do
đó, trước khi quyết định chọn lựa một phương pháp ngừa thai nào thì việc
cân nhắc sự phù hợp về giá thành, nhu cầu và tính hiệu quả của phương
pháp đó rất cần thiết.
BS Trần Thị Thúy Phượng
Khoa KHGĐ - BV Từ Dũ
Khoa KHGĐ - BV Từ Dũ
0 comments:
Post a Comment