Cách giúp mẹ bầu hấp thụ canxi tốt nhất
Theo các chuyên gia, canxi là một trong những khoáng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển xương và hàm răng chắc khỏe (đặc biệt trong thai kỳ thứ ba) của bào thai. Bên cạnh đó, canxi cũng là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định nhịp tim và khả năng đông máu của thai nhi.
Nếu mẹ bầu không “nạp” đủ lượng canxi, thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể mẹ để phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng phụ nữ sau sinh thường bị loãng xương hoặc gặp các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự thiếu hụt canxi ở mẹ còn có thể liên quan đến bệnh tim mạch ở thai nhi, khiến trẻ suy dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp... và làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở trẻ sơ sinh.
Trong thời gian mang thai, chị em cần nạp từ 800 – 1500 mg canxi mỗi ngày tùy theo từng giai đoạn. Trong 3 tháng đầu, thai phụ cần khoảng 800 mg canxi. Đến thời kỳ thứ hai cần phải được cung cấp khoảng 1200 mg canxi. Và ở giai đoạn cuối cũng như sau sinh là 1.500 mg canxi vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.
Vậy các mẹ cần bổ sung canxi bằng cách nào? Chị em nên bổ sung canxi bằng cách ghi danh các thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của mình như: sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua...), rau xanh (rau bina, rau cần...), thủy hải sản (tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm, ốc, trai, cá chép cá mòi...), đậu và các chế phẩm từ đậu (đậu nành, đậu phụ, đầu Hà Lan...). Để giúp cơ thể mẹ dễ dàng hấp thụ canxi hơn, hãy lưu ý đến những mẹo nhỏ dưới đây:
Đừng quên uống sữa
Uống sữa có thể coi là cách tốt nhất để duy trì lượng canxi cho cơ thể. Nếu mẹ bầu sợ béo thì có thể chọn sữa tách béo bởi sữa không béo còn chứa nhiều canxi hơn 2% so với sữa nguyên chất béo. Một số mẹ bầu không thích uống sữa hoặc không thể uống được sữa do ốm nghén thì có thể thay thế sữa bằng sữa chua, phô mai, bơ và kem… cũng là nguồn cung cấp canxi rất tốt.
Bổ sung đậu nành
Các mẹ có biết rằng sữa đậu nành có chứa lượng canxi lớn lên tới 400mg/110g và rất dễ hấp thu vào cơ thể hơn các loại sữa thông thường khác. Ngoài việc uống sữa đậu nành, mẹ có thể bổ sung thêm canxi bằng cách ăn đậu nành tươi, khô, đậu phụ…
Ăn nhiều rau lá xanh
Những loại rau lá xanh có chứa lượng canxi lớn là cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải… Tuy nhiên canxi trong rau xanh không được hấp thu một cách dễ dàng như trong sữa nếu rau xanh có chứa hóa chất gọi là oxalat. Rau bina, củ cải, củ cải đường có hàm lượng oxalat cao hơn cả. Để nạp canxi dễ dàng, mẹ có thể khắc phục bằng cách tạo ra nguồn canxi kết hợp, chẳng hạn như salad rau bina hay rau diếp trộn với vừng hoặc đậu (cũng là nguồn canxi tốt) và pho mát.
Những loại rau lá xanh có chứa lượng canxi lớn là cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải… (ảnh minh họa)
Uống thuốc bổ sung canxi
Nếu bạn là người kén ăn hoặc khó ăn uống do ốm nghén, mệt mỏi trong thai kỳ thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để uống bổ sung canxi. Tuy nhiên mẹ không được tùy tiện mua thuốc bổ sung canxi uống.
Bạn cần biết rằng cơ thể chỉ có thể hấp thu khoảng 500mg canxi tại một thời điểm, vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều hơn 500mg thì sẽ đào thải phần còn lại. Tốt hơn hết là mẹ nên bổ sung canxi với liều lượng nhỏ thành hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
Nạp đủ vitamin D
Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và việc hấp thụ canxi của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể chúng ta mất 2-4% mật độ xương trong mùa đông do thiếu vitamin D. Vì vậy mẹ hãy dành 15 phút tắm nắng mỗi ngày để giúp cơ thể xây dựng vitamin D tự nhiên.
Hạn chế tối đa caffein
Dung nạp quá nhiều caffein có thể làm suy yếu xương vì nó tăng tốc độ bài tiết canxi. Hãy tránh nguy cơ này thông qua việc giới hạn lượng caffein vào cơ thể bằng cách không nên uống quá nhiều cà phê, trà, hoặc các thức uống chứa caffeine khác. Những thực phầm này còn có thể khiến mẹ mất ngủ hoặc căng thẳng. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa.
Bổ sung đậu nành
Các mẹ có biết rằng sữa đậu nành có chứa lượng canxi lớn lên tới 400mg/110g và rất dễ hấp thu vào cơ thể hơn các loại sữa thông thường khác. Ngoài việc uống sữa đậu nành, mẹ có thể bổ sung thêm canxi bằng cách ăn đậu nành tươi, khô, đậu phụ…
Ăn nhiều rau lá xanh
Những loại rau lá xanh có chứa lượng canxi lớn là cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải… Tuy nhiên canxi trong rau xanh không được hấp thu một cách dễ dàng như trong sữa nếu rau xanh có chứa hóa chất gọi là oxalat. Rau bina, củ cải, củ cải đường có hàm lượng oxalat cao hơn cả. Để nạp canxi dễ dàng, mẹ có thể khắc phục bằng cách tạo ra nguồn canxi kết hợp, chẳng hạn như salad rau bina hay rau diếp trộn với vừng hoặc đậu (cũng là nguồn canxi tốt) và pho mát.
Những loại rau lá xanh có chứa lượng canxi lớn là cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải… (ảnh minh họa)
Nếu bạn là người kén ăn hoặc khó ăn uống do ốm nghén, mệt mỏi trong thai kỳ thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để uống bổ sung canxi. Tuy nhiên mẹ không được tùy tiện mua thuốc bổ sung canxi uống.
Bạn cần biết rằng cơ thể chỉ có thể hấp thu khoảng 500mg canxi tại một thời điểm, vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều hơn 500mg thì sẽ đào thải phần còn lại. Tốt hơn hết là mẹ nên bổ sung canxi với liều lượng nhỏ thành hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
Nạp đủ vitamin D
Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và việc hấp thụ canxi của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể chúng ta mất 2-4% mật độ xương trong mùa đông do thiếu vitamin D. Vì vậy mẹ hãy dành 15 phút tắm nắng mỗi ngày để giúp cơ thể xây dựng vitamin D tự nhiên.
Hạn chế tối đa caffein
Dung nạp quá nhiều caffein có thể làm suy yếu xương vì nó tăng tốc độ bài tiết canxi. Hãy tránh nguy cơ này thông qua việc giới hạn lượng caffein vào cơ thể bằng cách không nên uống quá nhiều cà phê, trà, hoặc các thức uống chứa caffeine khác. Những thực phầm này còn có thể khiến mẹ mất ngủ hoặc căng thẳng. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa.
Theo Minh Phương (Khampha.vn)
0 comments:
Post a Comment