Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7
Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 29
Quá trình phát triển của thai nhi:
Lúc này, bé yêu của bạn cân nặng khoảng 1.000 gram và có chiều dài khoảng 40 cm. Trong lần đi khám thai ở tuần này, chị em có thể biết ngôi của bé yêu. Ngôi có nghĩa là vị trí của thai nhi trong bụng mẹ. Lúc sắp sinh nếu chị em cảm thấy ở cổ tử cung trì nặng thì có thể bé yêu có ngôi đầu. Để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong quá trình lâm bồn thì việc xác định chính xác ngôi của bé là điều rất quan trọng, bởi vì nếu có điều gì bất thường về ngôi của bé thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lo lắng, bởi vì từ giờ đến lúc sinh bé yêu vẫn còn thời gian 2 tuần nữa để thay đổi từ thế nằm trong bụng mẹ.
Trong tuần này, các bộ phận khác trên cơ thể vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.
Trong tuần này, các bộ phận khác trên cơ thể vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, chị em nên đi khám thai mỗi tuần để có thể theo dõi và phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của thai nhi. Trong tuần này bác sĩ của chị em có thể sẽ cho chị em thực hiện xét nghiệm kiểm tra nhóm máu. Sau khi có kết quả, nếu chị em thuộc nhóm máu “Rh-“ thì bác sĩ sẽ thảo luận và cho chị em tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, và ngay khi bé yêu chào đời chị em sẽ được tiêm nhắc lại mũi thứ hai.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 30
Quá trình phát triển của thai nhi:
Ở tuần lễ này, bé yêu vẫn đang tiếp túc phát triển hoàn thiện một số bộ phận còn lại. Lúc này chị em có thể cam nhận rõ ràng các cú đạp mạnh của bé, nhiều trường hợp cú đạp của bé khiến chị em cảm thấy rất đau và ngạt thở. Tuy nhiên, cảm nhận được thiên thần bé nhỏ của mình đang cử động chị em sẽ vô cùng hạnh phúc, thậm chí còn muốn âu yếm bé yêu nữa.
Bên cạnh niềm hành phúc chị em cũng đừng quên nhiệm vụ rất quan trọng là nếu nhưng cảm thấy bé cử động quá ít, thì phải đếm lại số lần bé cử động trong 1 tiếng. Trong tuần 30 này, mỗi giờ bé phải cử động ít nhất 10 lần/giờ, nếu thấy ít hơn chị em cần đến bệnh viện ngay để được tư vấn nhé. Ngoài ra, tuần này tuyến sữa của chị em bắt đầu phát triển rồi đấy.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Sắt rất quan trong cho sự phát triển toàn diện của bé yêu, chính vì vậy, trong quá tình mang thai chị em cần bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể. Hàng ngày chị em nên bổ sung ít nhất 30 miligam sắt trong suốt giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi vì, hiện nay tình trạng thiếu sắt rất hay xảy ra đối với các thai phụ. Tốt nhất chị em nên bổ sung sắt bằng chế độ dinh dưỡng, tuy nhiên nếu muốn bổ sung sắt bằng thuốc, chị em nên tham khảo ý khiến của bác sĩ nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 31
Quá trình phát triển của thai nhi:
Lúc này, bé yêu có cân nặng khoảng 1.400 gam và có chiều dài khoảng 40 cm, trong các tuần tiếp theo bé sẽ tiếp tục tăng cân. Các lớp mỡ dưới da cũng đang được tích tụ, điều này sẽ giúp làn da của bé yêu trông mịn màng hơn rất nhiều, đặc biệt là lớp mỡ này sẽ giúp bé yêu không bị mất nhiệt khi chào đời.
Sau khi sinh ra bé phải tự hô hấp, để chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ này, ngay từ tuần này bé yêu sẽ bắt đầu tiến hành diễn tập một số động tác thở bằng cách cử động liên tục các cơ hoành.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Trong thời kỳ mang thai, do sự thay đổi của các hoocmon rất nhiều chị em sẽ gặp phải chứng táo bón. Điều này khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, để khắc phục tình trạng này, chị em có thể ăn nhiều rau, củ, quả, hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 32
Quá trình phát triển của thai nhi:
Bé yêu của bạn đã có thể đi tiểu được rồi đây, mỗi ngày bé sẽ thải nước tiểu ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít. Bé sẽ nuốt lại 1 ít nước ối vào bụng, nếu như sau khi bé đã nuốt rồi mà vẫn còn 1 lượng nước ối ở lại trong bánh nhau thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé có vấn đề. Ngược lại, nếu lượng nước ối không đủ thận của bé cũng gặp trục trặc. Chính vì vậy, khi đi khám thai chị em cần chú ý xem lượng nước ối của mình như thế nào, để có biện pháp cải thiện nhé!
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Chị em đã quyết định nên cho bé bú bình hay bú mẹ sau khi sinh chưa? Để tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu chị em nên cho bé bú mẹ, vì sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của bé sau này, tuy nhiên do có nhiều lý do chị em phải cho bé bú bình, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn thêm nhé!
Trong tuần, các tuyến sữa của chị em đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non. Loại sữa này có màu vàng, đây cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất chính cho cho bé yêu trong những ngày đầu sau khi sinh.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 33
Quá trình phát triển của thai nhi:
Trong tuần này, các bộ phận còn lại của cơ thể bé yêu đã được phát triển hoàn thiện. Thiên thần bé nhỏ của bạn chỉ chờ ngày chào đời thôi, thật là tuyệt vời đúng không các mẹ?
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Ở thời điểm này, bên cạnh niềm hạnh phúc chị em cũng cần chú ý đến các triệu chứng của những cơn tiền sản giật như tăng cân đột ngột, hoặc không nhìn rõ… Tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nó có thể dẫn đến nhiều cơn co giật liên tiếp, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn tai biến hoặc là hôn mê bất tỉnh, và thậm chí là gây tử vong cho cả 2 mẹ con. Lúc đi khám thai hãy chia sẻ với bác sĩ của mình những hiện tượng bất thường để được tư vấn nhé!
0 comments:
Post a Comment