5 bộ phận cần chăm sóc đặc biệt khi mang thai
Chăm sóc ngực là viêc làm quan trọng để có nguồn sữa sau khi bé chào đời
Trong 9 tháng mang thai, ngoài việc thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng, có lối sống khoa học thì việc vệ sinh cơ thể đúng cách là điều rất cần thiết. Vệ sinh cơ thể thường xuyên sẽ giúp bà bầu tránh được nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trên da và những bệnh thường gặp nơi “vùng kín”.
Mẹ nên vệ sinh ngực nhẹ nhàng khi mang bầu để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. (ảnh minh họa)
Để khắc phục hoặc giảm bớt bệnh ở lưng trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nên chăm chỉ luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. (ảnh minh họa)
Trong 9 tháng mang thai, ngoài việc thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng, có lối sống khoa học thì việc vệ sinh cơ thể đúng cách là điều rất cần thiết. Vệ sinh cơ thể thường xuyên sẽ giúp bà bầu tránh được nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trên da và những bệnh thường gặp nơi “vùng kín”.
Mẹ cần biết những bộ phận cần sự chăm sóc đặc biệt trong thời gian “đeo bao lô ngược”:
Ngực
Chúng ta đều biết rằng khi mang thai, “núi đôi” sẽ phát triển to hơn mức bình thường vì vậy cách chăm sóc cũng cần chú ý hơn để tránh gây tổn thương và phòng ngừa các vết nứt ở “nhũ hoa” khi mang thai. Như thế nào là vệ sinh “núi đôi” đúng cách? Khi tắm rửa, bạn cần rửa vùng nhũ hoa và đầu nhũ hoa bằng nước ấm và sữa dưỡng thể (nên rửa bằng vòi hoa sen). Sau đó, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn bông mềm, tránh làm trầy da.
Chăm sóc vùng ngực khi mang thai cũng là điều quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của người mẹ sau này. Chị em cũng cần ghi nhớ trong quá trình vệ sinh không được kéo mạnh hoặc chà xát đầu ngực để tránh các cơn co thắt tử cung. Khi chọn áo ngực, mẹ chọn loại có độ co giãn cao để cảm thấy thoải mái khi mặc và không chèn ép ngực.
Mẹ nên vệ sinh ngực nhẹ nhàng khi mang bầu để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. (ảnh minh họa)
Nách
Nhiều thai phụ sẽ giật mình khi nhận thấy vùng nách của mình trở nên sẫm màu hơn, tiết nhiều mồ hôi và cảm giác như thể đây là vùng không sạch sẽ, đặc biệt là vào mùa hè. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do tuyến yên tiết ra melanin làm gia tăng sắc tố da. Mẹ nên giữ vệ sinh, khi tắm không nên dùng nước quá nóng để tránh gây tổn thương, hãy dùng nước ấm và sử dụng một chút xà phòng tắm để làm sạch khu vực cơ thể này. Sau khi sinh em bé, hiện tượng sẫm màu da ở nách sẽ dần biến mất.
Lưng
Theo khảo sát, từ 1/2 đến 3/4 số phụ nữ mang thai bị đau lưng nhẹ, và 1/3 còn lại thì bị chứng đau lưng nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì để chuẩn bị cho sự mang thai 9 tháng 10 ngày và sự ra đời của một sinh linh bé bỏng, các bộ phận khác trên cơ thể phải chia sẻ chất dinh dưỡng với bụng bầu, trong đó, vùng lưng phải san sẻ nhiều nhất.
Để khắc phục hoặc giảm bớt bệnh ở lưng trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nên chăm chỉ luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, nên thực hiện từ từ, giữ tư thế thẳng, hai vai giữ bằng. Khi bị đau, không nên lạm dụng các loại thuốc hay dầu nóng mà nên điều trị bằng các cách chườm nóng hoặc matxa.
Để khắc phục hoặc giảm bớt bệnh ở lưng trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nên chăm chỉ luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. (ảnh minh họa)
Răng miệng
Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ rất dễ gặp các vẫn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, sưng lợi… Nếu bạn cũng gặp phải vấn đề đó thì nên đến ngay trung tâm nha khoa để được khám chữa. Lời khuyên của các bác sĩ là để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh răng miệng khi bầu bí, trước khi mang thai, chị em cần đi lấy cao răng và học cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Hàng ngày chị em cần đánh răng đủ 2 lần và nên súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Mẹ nên biết rằng bệnh răng miệng trong thời gian mang thai là rất nguy hiểm vì có thể gây sinh non vì vậy chị em cần đặc biệt chú ý.
Vùng kín
“Vùng kín” là bộ phận nhạy cảm và cần sự chăm sóc đặc biệt trong suốt thời gian mang thai để tránh bị viêm nhiễm, đặc biệt là chứng viêm đường tiết niệu thường xảy ra với bà bầu. Để vùng kín luôn được an toàn, chị em cần vệ sinh mỗi ngày một lần bằng nước ấm hoặc nước muối nhạt.
Để ý nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở vùng âm đạo như xuất hiện dịch màu hồng nhạt, ngứa rát âm đạo, chảy máu âm đạo… bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra. Lưu ý trong trường hợp này bạn không được tự ý thụt rửa âm đạo và đặt thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi mang thai, chị em bầu rất dễ mắc bệnh trĩ, gây đau đớn và mất vệ sinh cho bà bầu. Để hạn chế bệnh, chị em cần ăn uống nhiều đồ mát và có chế độ ăn uống khoa học cũng như tập luyện thể dục điều độ, thường xuyên hơn.
0 comments:
Post a Comment