Hiện tượng bị gò bụng khi mang thai
Rất nhiều cơn gò bụng trong thời gian thai ký không nguy hiểm như nhiều bà mẹ thường lo lăng.
Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện tượng đầu tiên đó là bụng bầu sẽ lớn dần, cảm giác ốm nghén, mệt mỏi, niềm hạnh phúc đến nghẹn lời khi cảm nhận những chuyển động đầu tiên của con… Những thay đổi đó sẽ khiến mẹ hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng không khỏi lo âu đặc biệt là với những cơn gò cứng bụng.
Rất nhiều cơn gò trong thai kỳ không nguy hiểm như các mẹ vẫn nghĩ. (ảnh minh họa)
Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện tượng đầu tiên đó là bụng bầu sẽ lớn dần, cảm giác ốm nghén, mệt mỏi, niềm hạnh phúc đến nghẹn lời khi cảm nhận những chuyển động đầu tiên của con… Những thay đổi đó sẽ khiến mẹ hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng không khỏi lo âu đặc biệt là với những cơn gò cứng bụng.
Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Nhiều người cho rằng bụng gò cứng là dấu hiệu nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu sắp sinh non tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy.
Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong đó cảm xúc của mẹ bầu là nguyên nhân chính. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột cũng khiến thai nhi gò cứng bụng. Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút… thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Rất nhiều cơn gò trong thai kỳ không nguy hiểm như các mẹ vẫn nghĩ. (ảnh minh họa)
Dưới đây là những nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong thai kỳ:
Tử cung bị gây áp lực
Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.
Xương thai nhi phát triển
Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.
Hiện tượng táo bón
Một nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu hay bị cứng đó là do triệu chứng táo bón. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thực ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.
Cảm xúc của mẹ
Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng không? Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên, chị em bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.
0 comments:
Post a Comment