Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 9
Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 38
Quá trình phát triển của thai nhi:
Lúc này bé yêu của bạn đã phát triển hoàn thiện. Bé có thể cử động linh hoạt các ngón tay, và cảm nhận được luồng ánh sáng bên ngoài rồi đấy.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Ở tuần này, nút nhầy ở cổ cử cũng của chị em có thể bị bong ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nút nhầy này chỉ bong ra trước mấy ngày, hoặc mấy giờ khi chị em chuẩn chị chuẩn bị vượt cạn. Tốt nhất là trong thời gian này chị em nên chú ý một chút, nếu có vấn đề gì thì phải thông báo ngay cho bác sĩ của mình nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 39
Quá trình phát triển của thai nhi:
Với tốc độ gia tăng nhanh chóng về kích thước, lúc này bé yêu có cân nặng khoảng 3.200 gram và có chiều dài khoảng 51 cm. Đến thời điểm này, kích thước vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn các tuần trước.
Ở tuần trước các cơ chức năng ở má của bé yêu đã phát triển hoàn thiện để làm nhiệm vụ giúp bé có thể bú mẹ. Còn trong tuần này các chất thải sẽ được tích lũy trong ruột của bé. Các chất thải này sẽ được bé yêu thải ra sau khi chào đời. Đồng thời lúc này, bộ phận sinh sản của bé yêu cũng đã được phát triển hoàn thiện hơn.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Tuần này, chị em sẽ đi tiểu nhiều hơn, nguyên nhân của tình trạng này là do bé yêu đã tụt hẳn xuống khung xương chậu, nên làm cho bàng quang của chị em bị chèn ép mạnh.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 40
Quá trình phát triển của thai nhi:
Tuần này, bé yêu có cân nặng trên 3kg và với kích thước như thế này, bé yêu đã chiếm hết các khoảng trống trong tử cung của mẹ, đây cũng chính là nguyên nhân khiến dây rốn phải búi lại thành cục hoặc là quấn quanh cơ thể bé.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Từ giờ đến lúc sinh, chị em sẽ phải đối mặt thường xuyên với các cơn chuyển dạ giả, chúng có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và rất đau. Tuy nhiên, các cơn chuyển dạ giả này sẽ mất đi khi chị em hoạt động nhẹ.
Trong tuần này, một số dấu hiệu của việc chị em sắp sinh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu thấy có biểu hiện vỡ ối hoặc các biểu hiện khác thường khác, chị em cần phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa khám.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 41
Quá trình phát triển của thai nhi:
Đây là thời điểm chị em cảm thấy lo lắng nhất, vì sắp đến ngày bé yêu chào đời rồi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 6% chị em sinh vào đúng ngày dự sinh, và phần đông các phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường phải đếm từng ngày, có khi lố đến 2 tuần lễ sau ngày dự sanh mới chuyển dạ.
Nếu chị em sinh ở tuần này thì bé yêu sẽ có cân nặng khoảng 3,5kg và chiều dài khoang 50cm. Như tuần trước chúng tôi đã giới thiệu, khi mới được sinh ra bé yêu sẽ có cái đầu không được tròn cho lắm, tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, vì sau khoảng một vài ngày nữa đầu của bé sẽ quay lại đúng hiện trạng của nó.
Ngay sau khi chào đời, việc đầu tiên của bé yêu đó là cất tiếng khóc. Lúc này bác sĩ sẽ hút hết chất nhầy trong miệng và mũi của bé yêu, và khi đấy chị em có thể nghe rõ ràng hơn tiếng khóc của con yêu. Sau khi hút hết chất nhầy, bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho bé và thực hiện một số các kiểm tra khác nữa như đo chỉ số Apgar để xác định các phản ứng của bé có bình thường hay không, hoặc dấu hiệu của hệ hô hấp, màu da, cuối cùng là đo cân nặng và chiều cao của bé.
Nếu vì lý do nào đó như tình trạng sức khỏe của chị em quá yếu không thể sinh thường được, các bác sĩ sẽ quyết định cho chị em sinh mổ, tuy nhiên chị em cũng đừng quá lo lắng nhé! Bác sĩ sẽ can thiệp để chị em vượt cạn an toàn nhất, bé yêu sẽ nhanh chóng được đưa vào vòng tay của chị em thôi!
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Lúc này chị em phải giữ cho tinh thần thật thoải mái để có thể vượt cạn tốt nhất. Trong vòng 1 tuần dự sinh mà chị em vẫn không thấy có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em thực hiện xét nghiệm về tình trạng của tim thai (nonstress test), từ kết quả trên bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nên dùng biện pháp nào cho hợp lý.
Trường hợp chị em gặp rắc rối trong quá trình sinh các bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách tiến hành dục sanh (việc này sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra tốt hơn), hoặc có thể dùng phương pháp chọc ối hoặc tiêm hormon oxytocin (giúp cho tử cung co bóp)…
Hiện nay, rất nhiều gia đình chọn cách sinh mổ để lựa chọn ngày giờ sinh tốt nhất cho tương lai sau này của con. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chị em lại lo lắng gì nếu sinh mổ thì tình cảm của 2 mẹ con sẽ không tốt bằng sinh thường. Điều này không hẳn đúng vì sinh bằng cách nào thì tình cảm giữa mẹ và bé cũng có một sợi dây gắn kết rồi. Nên các chị em đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé! Chúc chị em vượt cạn an toàn!
0 comments:
Post a Comment